GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 12 VỚI CHỦ ĐỀ “UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN”

TRƯỜNG TH PHƯỚC HÒA A

 BỘ PHẬN THƯ VIỆN

 

      BÀI TUYÊN TRUYỀN GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 12

      GIỚI THIỆU BỘ SÁCH: DANH TƯỚNG VIỆT NAM

Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!

Bác Hồ đã từng nói “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn.” Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh quyết liệt, đất nước đã sản sinh không biết bao nhiêu vị tướng tài. Nhân dịp ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 thư viện sẽ giới thiệu tới các bạn độc giả các câu chuyện kể về các danh tướng Việt Nam để các bạn độc giả thêm hiểu biết về lịch sử Việt Nam.

Đây là một công trình khảo cứu về sử học của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Thuần, gồm trọn bộ 5 tập. Và tại thư viện của trường tiểu học Đình Cả hiện đang có đến tập thứ 3. Nhờ dày công thu lượm và tổng kết những ghi chép tản mạn trong kho thư tịch cổ của Việt Nam và của cả Trung Quốc, đồng thời, nhờ nghiêm túc đối chiếu, so sánh với những kết quả khảo sát thực địa của các bậc đồng nghiệp giàu tâm huyết và của chính mình trên khắp mọi miền của đất nước liên tục trong hàng chục năm qua, tác giả của bộ sách DANH TƯỚNG VIỆT NAM đã giới thiệu một cách súc tích về lí lịch cuộc đời cũng như sự nghiệp vẻ vang của những người con ưu tú nhất trong công cuộc chống lại các thế lực xâm lăng tàn bạo và thiện chiến. Đó thực sự là những ngôi sao mãi mãi toả sáng trong sử sách và trong kí ức bất diệt của cả dân tộc ta.

DANH TƯỚNG VIỆT NAM đã lần lượt giới thiệu về Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, về Lý Thường Kiệt và các danh tướng thời Lý, về Trần Hưng Đạo và cùng các bậc có biệt tài cầm quân và dày dạn kinh nghiệm trận mạc dưới thời Trần, về hàng loạt những tướng lĩnh kiệt xuất từng tham gia chỉ huy chiến đấu ngoan cường dưới ngọn cờ của Lam Sơn, về Quang Trung và các bậc anh hùng Tây Sơn – những người dám vùng lên thực hiện những điều vĩ đại trong thế kỉ XVIII. Tác giả cũng dành hẳn một tập để trình bày về công lao to lớn và những cống hiến độc đáo cho kho di sản nghệ thuật quân sự Việt Nam của những bậc danh tướng đã quả cảm phát động và lãnh đạo nhân dân ta lật nhào ách đô hộ của ngoại bang. Đó là những tên tuổi như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bôn, Mai Thúc Loan…. như Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng, Đặng Tất, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Chân, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Suý, Nguyễn Biểu….. đọc DANH TƯỚNG VIỆT NAM, chúng ta chẳng những thấy tài bài binh bố trận, nghĩa khí ngời ngời, sự quyết đoán sắc sảo và đầy tự tin của các bậc danh tướng trên chiến trường mà còn biết được quê hương, gia đình và dòng tộc của họ, biết được những mẩu chuyện thật cảm động trong phép đối nhân xử thế của họ, chúng ta chẳng những cảm phục tấm gương trung thành và dũng cảm vô song của các bậc danh tướng mà còn thực sự ngưỡng mộ những áng thiên cổ hùng văn do chính họ cảm tác mà viết ra. Tên tuổi tuy có khác nhau, mà làm nên sự nghiệp cùng trong những thời đại rất khác nhau, nhưng tất cả họ đều hóa thân thành lịch sử và là niềm kiêu hãnh của lịch sử nước nhà. Bố cục bộ sách DANH TƯỚNG VIỆT NAM như sau:

Tập 1: Danh tướng trong sự nghiệp giữ nước từ đầu thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIV

Tập 2: Danh tướng Lam Sơn

Tập 3: Danh tướng trong chiến tranh nông dân thế kỉ XVIII và phong trào Tây Sơn.

Tư liệu sử dụng được tác giả cẩn trọng xác minh và xử lí một cách nghiêm túc, do đó có độ tin cậy cao. Không ít những tư liệu mới mẻ và có giá trị như văn bia, thần tích và truyền thuyết dân gian… ở nhiều địa phương lần đầu tiên được công bố trong bộ sách này.

Hi vọng đây là một bộ sách có ích cho giáo viên và các em học sinh.

Sau đây là mục lục của 3 tập sách:

*DANH TƯỚNG VIỆT NAM (TẬP 1)
DANH TƯỚNG TRONG SỰ NGHIỆP GIỮ NƯỚC TỪ ĐẦU THẾ KỈ THỨ V ĐẾN CUỐI THẾ KỈ THỨ XIV

01 – Dương Đình Nghệ (? – 937)
02 – Ngô Quyền (898 – 944)
03 – Đinh Bộ Lĩnh (924 – 979)
04 – Lê Hoàn (941 – 1005)
05 – Phạm Cự Lạng (? – ?)
06 – Lý Thường Kiệt (1019 – 1105)
07 – Tông Đản (? – ?)
08 – Hoằng Chân Chiêu Văn Và Lý Kế Nguyên
09 – Trần Thủ Độ (1194 – 1264)
10 – Trần Thị Dung (? – 1259)
11 – Lê Tần (? – ?)
12 – Trần Hưng Đạo (? – 1300)
13 – Trần Quang Khải (1241 – 1294)
14 – Trần Nhật Duật (1255 – 1330)
15 – Trần Khánh Dư (? – 1339)
16 – Trần Quốc Toản (1267 – 1285)
17 – Trần Bình Trọng (1259 – 1285)
18 – Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320)
19 – Đỗ Khắc Chung (? – 1330)
20 – Nguyễn Khoái (? – ?)
21 – Trần Khát Chân (1370 – 1399)
22 – Những tấm gương tiết tháo tiêu biểu dưới thời Trần.

*DANH TƯỚNG VIỆT NAM (TẬP 2) 

DANH TƯỚNG LAM SƠN

Lê Lợi (1385 – 1433)
Nguyễn Trãi (1380 – 1442)
Lê Văn An (? – 1437)
Bùi Bị (? – ?)
Đỗ Bí (? – ?)
Nguyễn Chích (1382 – 1448)
Lưu Nhân Chú (? – 1433)
Trần Nguyên Hãn (? – 1429)
Trịnh Khả (? – 1451)
Lê Khôi (? – 1446)
Lê Lai (? – 1418)
Đinh Lễ (? – 1427)
Đinh Liệt (? – 1471)
Lê Văn Linh (1377 – 1448)
Nguyễn Lý (? – 1445)
Lê Ngân (? – 1437)
Lê Sát (? – 1437)
Lê Thạch (? – 1421)
Lý Triện (? – 1427)
Phạm Vấn (? – 1436)
Phạm Văn Xảo (? – 1429)
Nguyễn Xí (1397 – 1465)
Tiểu Truyện về Trịnh Lỗi
Tiểu Truyện về Lý Lăng (? – 1462)
Tiểu Truyện về Lê Niệm (? – 1485)

DANH TƯỚNG VIỆT NAM (TẬP 3)
DANH TƯỚNG TRONG CHIẾN TRANH NÔNG DÂN
THẾ KỈ XVIII VÀ PHONG TRÀO TÂY SƠN

Những Danh Tướng Xuất Thân Áo Vải Đầu Tiên:
01. Nguyễn Tuyển Và Nguyễn Cừ
02. Nguyễn Hữu Cầu (? – 1751)
03. Hoàng Công Chất (? – 1769)
04. Nguyễn Danh Phương (? – 1751)
05. Lê Duy Mật (? – 1770)
Ba Lãnh Tụ Của Phong Trào Tây Sơn:
01. Nguyễn Nhạc (? – 1793)
02. Nguyễn Huệ (1753 – 1792)
03. Nguyễn Lữ (? – 1787)
Danh Tướng Tây Sơn:
01. Đặng Xuân Bảo (? – 1802)
02. Trần Quang Diệu (? – 1802)
03. Võ Văn Dũng (? – ?)
04. Phan Văn Lân (? – ?)
05. Nguyễn Văn Lộc (? – ?)
06. Ngô Văn Sở (? – 1795)
07. Nguyễn Văn Tuyết (? – ?)
08. Bùi Thị Xuân (?- 1802)
Phụ Lục:
I – Đặng Tiến Đông (1738 – ?)
II – Một số nhân vật đặc biệt thời Tây Sơn
Ngô Thì Nhậm (1746 – 1802)
Phan Huy Ích (1751 – 1822)
Nguyễn Thiếp (1723 – 1804)

Bộ sách hiện nay có trong thư viện trường nằm trong tủ sách tham khảo với mã cá biệt từ 0367 đến 0375.

Rất mong quý bạn đọc tìm đến thư viện để tìm đọc cuốn sách này.