Căn cứ Công văn số 139 /PGDĐT-TH ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Phòng GDĐT huyện Phú Giáo về việc hướng dẫn kiểm tra và báo cáo Sơ kết Học kỳ 1 năm học 2018-2019;
Thực hiện Kế hoạch số 177/KH-THPHA ngày 18 tháng 9 năm 2018, Kế hoạch năm học 2018-2019 của Trường Tiểu học Phước Hòa A;
Căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị, Trường Tiểu học Phước Hòa A báo cáo sơ kết học kỳ I như sau:
- Thực hiện kế hoạch phát triển
* Tổng số CBGV- CNV: 41 Trong đó:
– BGH: 3 – Y tế: 1
– Giáo viên dạy lớp: 23 – Giáo viên bộ môn: 7
– Thư viện-Thiết bị: 1 – Tổng phụ trách Đội: 1
– Kế toán: 1 – Bảo vệ: 2
– Phụ trách Phòng Nghe nhìn: 1 – Phục vụ: 1
+ Trình độ: ĐHSP: 30; CĐ: 06; TC: 02, không đào tạo 03.
* Công tác phát triển giáo dục
Tổng số lớp: 21, Tổng số học sinh 763/357 ( 4/2 học sinh khuyết tật, 12/5 HS dân tộc).
Khối |
Số đầu năm (số đã chốt đầu năm học) |
Số cuối HKI | Tăng
|
Giảm |
||||||
S.lớp |
Số HS | Nữ | S.lớp | Số HS | Nữ | C. đến | C. đi | Bỏ |
Chết |
|
1 |
5 | 196 | 82 | 5 | 196 | 81 | 1 |
1 |
||
2 |
4 | 134 | 61 | 4 | 134 | 60 | 1 |
1 |
||
3 |
4 | 115 | 41 | 4 | 117 | 41 | 2 |
0 |
||
4 |
4 | 159 | 83 | 4 | 159 | 83 | 0 |
0 |
||
5 |
4 | 157 | 91 | 4 | 155 | 91 |
2 |
|||
Cộng |
21 | 761 | 358 | 21 | 761 | 356 | 4 |
4 |
– Tổng số học sinh 6 tuổi vào lớp 1: 180/180 – Đạt tỷ lệ 100%.
– Tính đến cuối HKI, không có học sinh nghỉ, bỏ học.
Các biện pháp duy trì sĩ số học sinh:
– Nêu cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh, có trách nhiệm theo dõi và báo cáo kịp thời về Ban giám hiệu những học sinh nghỉ học để nhà trường có biện pháp hỗ trợ.
– Kết hợp với các bộ phận như: Đoàn – Đội, PC-XMC và với cha mẹ học sinh vận động các em ra lớp. Nâng cao chất lượng hoạt động của Đội và có nhiều loại hình hoạt động nhằm lôi cuốn tạo cho các em có hứng thú khi đến trường, đến lớp học.
– Phối hợp cùng các ban ngành đoàn thể địa phương để theo dõi và có biện pháp hỗ trợ khi cần thiết. Giáo viên đến tận các gia đình để động viên, kêu gọi học sinh ra lớp, gặp gỡ học sinh trao đổi và phối hợp để kịp thời ngăn ngừa những học sinh có nguy cơ bỏ học.
– Đối với các học sinh nghèo: Thực hiện nhiều chính sách ưu tiên như đề nghị cấp học bổng vào đầu năm học, phát tập vở, sách giáo khoa, tiền và hỗ trợ ăn trưa( 6HS)… tạo điều kiện thuận lợi để các em đến trường.
Số học sinh học 2 buổi /ngày- học sinh bán trú:
– Năm học 2018-2019, 100% học sinh học 2 buổi/ngày trong đó có 516 học sinh bán trú.
Cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang, có bếp ăn, phòng ăn cho ngủ, dụng cụ phục vụ đúng qui định, chế độ ăn của học sinh đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của HS, đảm bảo đủ sức khỏe, tăng cường các hoạt động giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất cũng như tinh thần.
– Chất lượng học sinh lớp 2 buổi/ngày, nhìn chung điều kiện học tập khá thuận lợi, những học sinh chưa hoàn thành môn Toán, Tiếng Việt có sự tiến bộ hơn, giáo viên có nhiều thời gian để giúp đỡ các em, chất lượng học 2 buổi /ngày càng được nâng cao.
Về giáo dục học sinh dân tộc: 12/5;
HS khuyết tật 4 ( K1: 3HS, K4: 1) trong đó 1 khiếm thính, 01 thiểu năng trí tuệ, chậm nói ở lớp 01 không đánh giá, 02 trường hợp còn lại có đánh giá là 01 tăng động và 01 thiểu năng trí tuệ . Tất cả các em đều được học hòa nhập.
Kết quả cuối học kỳ I : 1 HS lớp 4 chưa hoàn thành môn Anh văn; 1 HS lớp 1 chưa hoàn thành môn Toán, Tiếng việt.
Số lượng và chất lượng đội ngũ
Tổng số CBGVNV : 41/35 nữ
+ GV đạt chuẩn: 30/30 (100% ), trong đó GV trên chuẩn: 29/30 (96,7%).
+ Tỷ lệ GV/lớp: 30/21 (1,43 GV/lớp)
+ Đảng viên: 15 (14 chính thức ).
- Nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học
2.1.Thực hiện mục tiêu kế hoạch dạy học
Thực hiện đúng chương trình giáo dục phổ thông theo quyết định 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, tăng cường việc nghiên cứu và đánh giá việc thực hiện chương trình theo chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học, có phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh để ngày càng phát huy tốt chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh .
– Tất cả giáo viên đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ về nội dung, chương trình của các khối lớp, đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học, thực hiện tốt các yêu cầu điều chỉnh, giảm tải ở các khối lớp. Hàng tháng các khối đều lên kế hoạch giảng dạy đầy đủ , kịp thời, chính xác, và được BGH xét duyệt.
-100% GV của trường soạn giảng đầy đủ trước khi lên lớp, chất lượng soạn giảng GV khá tốt, mỗi GV có sổ sử dụng ĐDDH cập nhật các đồ dùng đã sử dụng và đồ dùng làm mới trong tuần đầy đủ (có sổ theo dõi ghi nhận hàng ngày của CBTV). Các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn hàng tháng nhà trường triển khai, gửi đến từng giáo viên tham khảo, nghiên cứu thực hiện.
2.2. Tình hình tổ chức triển khai Thông tư 22/2016/ TT –BGD ĐT ngày 22/9/2016 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học:
– Thực hiện thông tư 22 về đánh giá học sinh tiểu học của BGDĐT và chỉ đạo của PGDĐT, CB và Gv tham gia tập huấn đầy đủ và thực hiện nghiêm túc.
Đồng thời nhà trường cũng tổ chức họp PHHS triển khai đầy đủ nội dung Thông tư 22 về sửa đổi, bổ sung một số điều quy định đánh giá học sinh ban hành kèm theo thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh đến PHHS.
+ Tổ chức đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn
– Thực hiện các nội dung về đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo Kế hoạch số 195/KHPHA- CM trường đã tổ chức triển khai đến toàn thể giáo viên, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ các tổ đều thực hiện.
– Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới, tham gia thao giảng cụm, bộ phận chuyên môn trường và các giáo viên luôn tập trung đầu tư chuẩn bị tốt, tham gia đầy đủ, cùng các đơn vị cụm trao đổi những kinh nghiệm trong dạy học. Số tiết thao giảng của các tổ: 86 tiết; dự giờ 225 tiết.
– Trong giảng dạy, GV thực hiện đầy đủ và thường xuyên vào các môn học việc tích hợp và lồng ghép các chuyên đề đã triển khai như giáo dục bảo vệ môi trường , Kỹ năng sống , Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Xây dựng các kỹ năng thiết kế bài dạy nhằm tổ chức giờ dạy đạt mục tiêu đề ra.
- 3. Tổ chức kiểm tra định kỳ học kỳ I, các phong trào của giáo viên và học sinh
Tổ chức kiểm tra định kỳ được thực hiện nghiêm túc, theo đúng kế hoạch. Đảm bảo đánh giá đúng thực chất. Xác định được năng lực học tập của học sinh các khối.
Thực hiện chỉ đạo của Phòng giáo dục, trước khi kiểm tra, nhà trường xây dựng kế hoạch, lịch kiểm tra, ra quyết định thành lập hội đồng ra đề kiểm tra, hội đồng coi, hội đồng chấm kiểm tra. BGH hướng dẫn công tác kiểm tra định kỳ kịp thời đến tất cả giáo viên, học sinh, PHHS. Việc chỉ đạo kiểm tra được chuẩn bị thực hiện nghiêm túc từ khâu ra đề đến tổ chức coi- chấm bài đảm bảo nguyên túc, đánh giá đúng thực chất, công bằng khách quan. Không xảy ra tình trạng tiêu cực, đánh giá trung thực. (Kết quả có bảng thống kê riêng).
Trong học kỳ 1 trường cũng đã tổ chức thi GVG giỏi trường theo đúng Thông tư 21.
Số GV dự thi GVG cấp trường: 21, đạt 21/21, 11 GV tham gia dự thi GVG cấp huyện.
Tổ chức cho học sinh thi Hội khỏe phù Đổng cấp trường, tham gia hội khỏe Phù Đổng cấp huyện, trò chơi dân gian cấp trường.
- 4 . Đánh giá việc thực hiện dạy thí điểm
Phương pháp bàn tay nặn bột
Năm học 2018 – 2019 tiếp tục thực hiện phương pháp bàn tay nặn bột trong môn Khoa học và Tự nhiên xã hội. Ngay từ đầu năm chuyên môn trường đã triển khai kế hoạch yêu cầu các tổ khối lựa chọn các bài sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột, xây dựng kế hoạch thực hiện đưa nội dung này vào sinh hoạt chuyên môn. Việc sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột giúp học sinh được thực nghiệm nhiều hơn, phát huy được tối đa tinh thần làm việc theo nhóm của học sinh.Giáo viên có thể khai thác những kiến thức trong đời sống thực tế của học sinh để từ đó giúp học sinh tìm hiểu và hình thành kiến thức mới của bài học.
Bên cạnh đó phương pháp này cũng có hạn chế đòi hỏi có nhiều thời gian đối với mỗi tiết học.
Đối với môn Mĩ thuật thực hiện dạy và học Mĩ thuật theo phương pháp mới, 100% học sinh sử dụng sách Mỹ thuật mới. Tổ chức dự giờ góp ý, rút kinh nghiệm trong tổ bộ môn, tham gia thao giảng, sinh hoạt chuyên môn cụm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.
2.5 Báo tiến độ thực hiện kế hoạch năm học 2018 – 2019
Trong học kỳ 1 nhà trường đã triển khai và thực hiện các chuyên đề:
Giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua dạy học môn Tự nhiên xã hội; Thời khóa biểu linh hoạt “; Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới đánh giá nhằm phát huy tình tích cực của học sinh;
Giáo viên tham dự, ghi chép bồi dưỡng đầy đủ, tích cực thảo luận nội dung từng chuyên đề. Vận dụng các chuyên đề vào thực tế giảng dạy và giáo dục học sinh đạt hiệu quả.
2.6 Báo cáo, đánh giá công tác tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Trong học kỳ 1 trường đã tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Cùng em trải nghiệm “Vui hội trăng rằm” ; Hội thi “Trang trí báo tường đẹp” chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Thông qua các hội thi giúp học sinh hiểu rõ về ý nghĩa các ngày lễ, giúp các em phát triển năng lực tự phục vụ, tự tin và bản thân các em được trải nghiệm làm thành sản phẩm, giúp các em yêu quý lao động, đoàn kết với bạn bè, kính trọng thầy cô.
- Duy trì và nâng cao chất lượng PCGDTH- CMC
– Tiếp tục cập nhật hồ sơ và duy trì kết quả phổ cập đã đạt được bằng cách huy động tốt trẻ trong độ tuổi đến trường, kết hợp với việc vận động ngày toàn dân đưa trẻ đến trường đầu năm đã tạo điều kiện củng cố và duy trì được kết quả phổ cập, tăng cường việc chống lưu ban bỏ học, nâng cao chất lượng giảng dạy để duy trì kết quả PCGDTH.
– Chủ động tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, huy động trẻ 6 tuổi ra lớp 1 đầu năm học đạt 100%. Tập trung nhiều biện pháp nâng cao chất lượng dạy hoc, giảm tỉ lệ học sinh lưu ban.
- Công tác chỉ đạo kiểm tra và nâng cao hiệu quả quản lý
4.1.Tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Công tác quản lý học sinh của nhà trường được thực hiện khá tốt; Quản lý chỉ đạo việc thực hiện hồ sơ quản lý trường, hồ sơ chuyên môn theo đúng quy định của Điều lệ Trường Tiểu học và theo chỉ đạo của ngành, quản lý học sinh chặt chẽ bằng sổ đăng bộ, phiếu liên lạc của học sinh, sổ chủ nhiệm, sổ chuyển đi, chuyển đến, các hồ sơ theo dõi học sinh luôn được cập nhật đầy đủ, kịp thời. Thực hiện tốt Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường.
Đầu năm nhà trường cũng đã triển khai và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GDĐT, kế hoạch của Phòng cũng như nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 của trường đến toàn thể CBGVNV.
Xây dựng đầy đủ kế hoạch năm, tháng, học kỳ từ tổ chuyên môn đến các bộ phận, phối hợp với các bộ phận thực hiện xuyên suốt kế hoạch đề ra.
Quản lí chặt chẽ việc học tập của học sinh, kiểm tra đánh giá học sinh theo đúng TT22/BGD &ĐT.
BGH trường thường xuyên kiểm tra dự giờ giáo viên, nề nếp các lớp linh hoạt. Học kỳ1 đã kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo: 4GV kết quả có 2/4 giáo viên đạt Tốt và 2 tổ chuyên môn, dự giờ 96 tiết, kiểm tra bộ phận thư viện, thiết bị; kiểm tra việc tiếp phẩm được 90 lượt, lưu mẫu thức ăn 90 lượt, vệ sinh an toàn thực phẩm, nề nếp lớp bán trú được trên 59 lượt, lao động vệ sinh khuôn viên trường được trên 74 lượt, ngoài ra còn kiểm tra định kỳ theo kế hoạch và đột xuất.
– Về quản lý chỉ đạo chuyên môn:
Nhà trường triển khai nhiệm vụ năm học và các nội dung chỉ đạo chuyên môn đến tổ lớp. Từ đó, các tổ đã triển khai đến tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trong tổ.
Theo định kỳ hàng tháng, tổ chức họp các tổ để đánh giá, chỉ đạo kịp thời kế hoạch định kỳ và các hoạt động dạy học trong năm học.
Công tác quản lý chỉ đạo việc dạy thêm học thêm được quán triệt ngay từ đầu năm học, thành lập ban quản lý dạy thêm học thêm, thường xuyên nắm bắt, theo dõi.
- 2. Tình hình triển khai thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học và công khai trong trường tiểu học theo quy định
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã ra Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ, xây dựng kế hoạch và triển khai đến tất cả CBGVNV biết và thực hiện. Kết quả học kỳ I đã tổ chức kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo của 4 giáo viên, 2 giáo viên xếp loại tốt, 2 giáo viên xếp loại khá; Kiểm tra hồ sơ, sổ sách của giáo viên, nhân viên: số giáo viên: 30, NV: 05 đã kiểm tra 28 /30( 93,3%) số giáo viên, 05/09 NV (55,6%); Kiểm tra 02 tổ, 04 bộ phận ( Tổ 3,4, Văn phòng, NGLL, Ban quản lý DTHT, Văn thư), kết quả Tổ 3,4, Văn phòng, NGLL, Ban quản lý DTHT, Văn thư: kết quả đạt tốt; Đã thực hiện kiểm tra 03/ 05 chuyên đề trong kế hoạch.
Ưu điểm: Tất cả giáo viên và nhân viên, các tổ và các bộ phận có đủ các loại hồ sơ đúng quy định, cập nhật đầy đủ, thường xuyên; giáo viên soạn giảng đúng PPCT, TKB, nội dung có lồng ghép thực hiện các chuyên đề, nội dung bài soạn tương đối phù hợp với đối tượng học sinh, có đầu tư nghiên cứu bài soạn; thực hiện đầy đủ các chuyên đề đã triển khai, thực hiện đúng Thông tư số 22/2016/TT- BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ GD&ĐT về việc sửa đổi bổ sung một số điều quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TTBGDĐT.
Hạn chế:
Kế hoạch bài dạy: một số bài tập chưa phù hợp với đối tượng học sinh
( Lớp linh hoạt), cần lựa chọn nội dung bài phù hợp.
Khai thác nội dung bài còn sơ sài, sử dụng phương pháp và hình thức dạy học chưa phù hợp, chưa đầu tư vào giảng dạy, bao quát lớp chưa tốt. Học sinh còn tiếp thu bài chậm, chữ viết xấu, đọc bài nhỏ.
Nội dung sinh hoạt tổ chưa sâu, chưa đánh giá về tình hình dạy và học buổi 2, chưa thể hiện rõ chuyên đề theo nghiên cứu bài học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn.
Chuyên đề thực hiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin: Số lượt ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên dạy lớp chưa đều tập trung ở một số giáo viên và giáo viên tiếng Anh, Tin học. Chuyên đề quản lý hành chính, tài chính, tài sản: chưa cập nhật các công văn trên website của nhà trường, một số bàn ghế ở các phòng học khối lớp ba, bốn chưa đúng kích thước với đối tượng học sinh.
Nhà trường đã thực hiện tốt công tác 3 công khai theo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.Việc công khai tài chính và thực hiện niêm yết các biểu mẫu công khai dự toán, quyết toán thu chi tài chính theo hướng dẫn của Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính. Công khai và niêm yết các bảng biểu trên bảng thông báo phía trước cổng trường, trong trường và trên Webside của nhà trường.
- 3. Số lượng và công tác chỉ đạo của ban giám hiệu đối với việc xây dựng thời khóa biểu 2 buổi/ngày linh hoạt:
Thực hiện theo chỉ đạo của Sở, PGD sau khi khảo sát chất lượng đầu năm nhà trường đã xây dựng kế hoạch, lập danh sách, phân công giáo viên phụ trách và thực hiện lớp linh hoạt. Số buổi linh hoạt 4 buổi/tuần. BGH thường xuyên kiểm tra dự giờ việc giảng dạy của giáo viên, đa số giáo viên nắm được yêu cầu, mục tiêu, lực chọn bài tập phù hợp với đối tượng học sinh mà mình phụ trách. Tuy nhiên bên cạnh đó một số tiết Toán của giáo viên lựa chọn bài tâp chưa phù hợp, số lượng bài tập nhiều đối với lớp phụ đạo.
Tổ chức dạy học 2 buổi / ngày: 100% học sinh học 2 buổi/ ngày. Trong đó có 21 lớp bán trú. Các lớp học 2b/ngày đều thực hiện xây dựng thời khóa biểu linh hoạt, phân chia các đối tượng học sinh theo năng lực học tập, năng khiếu môn học để giúp các em phát huy được thế mạnh của bản thân.
– Công tác bán trú được tổ chức kịp thời theo yêu cầu của ngành, đảm bảo giờ giấc sinh hoạt học tập, ăn, nghỉ của học sinh; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ đầu năm học đến nay không có trường hợp nào bị ngộ độc thực phẩm.
- Thực hiện các phòng trào và cuộc vận động lớn của ngành theo hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2018- 2019
– Triển khai đầy đủ nội dung các phong trào và cuộc vận động đến tất cả CB-GV-NV- HS nắm bắt và hưởng ứng thực hiện. Tiếp tục thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận động mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo, CB-GV-NV có nhiều cố gắng, nỗ lực để khắc phục khó khăn, hoàn thành các chỉ tiêu và nhiệm vụ giáo dục đặt ra.
– Thực hiện chủ đề năm học “Đổi mới thực chất, hiệu quả nâng cao” tập trung nhiều biện pháp kiểm soát chất lượng thông qua kiểm tra kết quả học tập của học sinh, lập hồ sơ theo dõi tiến bộ của những học sinh chưa đạt yêu cầu, phối hợp với gia đình giáo dục học sinh phù hợp; chỉ đạo nghiêm túc công tác kiểm tra định kỳ theo quy định.
– Thực hiện phong trao xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” Nhà trường có biện pháp, nỗ lực cải thiện môi trường giáo dục xanh- sạch-đẹp-an toàn. Trường có mảng cây xanh, bóng mát, trang trí cảnh quan không gian lớp học, xây dựng các khẩu hiệu tuyên truyền giáo dục nhằm hình thành ý thức, thái độ và kỹ năng cho học sinh, tổ chức các hoạt động giáo dục thân thiện, đổi mới phương pháp dạy học nhằm tăng cường sự giao lưu, chia sẻ trong giáo viên, học sinh. Tổ chức các hoạt động hướng về cội nguồn, các trò chơi dân gian tạo sức lôi cuốn cho học sinh đến trường.
- Các hoạt động trọng tâm khác
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa như: trang trí trường lớp, thực hiện chương trình rèn luyện Đội viên, kết nạp Đội viên mới, đoàn kết giúp bạn nghèo tập vở dụng cụ học tập, áo quần cũ, ủng hộ ngày vì người nghèo, gây quỹ khuyến học… Giáo dục về sức khỏe chú trọng đến sử dụng nước sạch, vệ sinh môi trường và giáo dục vệ sinh cá nhân cho học sinh. Tuyên truyền cho học sinh tham gia BHYT, chăm sóc sức khỏe ban đầu học sinh tại trường và khám sức khỏe định kỳ lưu hồ sơ học sinh. Các hoạt động cụ thể như sau:
6.1. Hoạt động giáo dục sức khỏe, Vệ sinh răng miệng
– Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh cho học sinh. Phối hợp với trạm Trung tâm y tế khám sức khỏe cho học sinh. Tuyên truyền, vận động học sinh tham gia BHYT kết quả đạt 100 %.
– Thường xuyên phối hợp với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tuyên truyền giữ vệ sinh cá nhân và giữ gìn sức khỏe, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống đuối nước, giáo dục đạo đức, lý tưởng cách mạng cho học sinh trong sinh hoạt dưới cờ, trên bảng truyền thông, qua đội phát thanh Măng non.
– Thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về cách phòng chống và giữ vệ sinh răng miệng qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, chương trình phát thanh Măng non, bảng tin.
– Thực hiện đúng nội dung giáo dục theo phân phối chương trình Nha học đường cho các em học sinh từ khối lớp 1 đến khối lớp 5.
– Giáo dục sức khỏe, vệ sinh răng miệng cho học sinh, tổ chức cho học sinh bán trú chải răng sau khi ăn. Đa số học sinh thực hiện nghiêm túc.
– Tổ chức cho học sinh súc miệng Flour đều đặn vào ngày thứ 2 hàng tuần và tổ chức cho 100% học sinh bán trú chải răng sau khi ăn.
6.2. Hoạt động vệ sinh an toàn thực phẩm
– Nhà trường luôn chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, thành lập tổ tự quản VSATTP, chỉ đạo bộ phận y tế kiểm tra lưu mẫu thực phẩm hàng ngày; thường xuyên kiểm tra ATVSTP nhà bếp, tiếp phẩm hàng ngày, nề nếp lớp bán trú. Kết quả trong học kỳ I đã giám sát thường xuyên, hàng ngày và đã kiểm tra được 59 lượt, không xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm.
– Hàng ngày chỉ đạo nhà bếp lưu mẫu thức ăn, sắp xếp bếp theo quy trình bếp một chiều; chỉ đạo y tế kiểm tra nguyên liệu chế biến, thực phẩm, lưu trữ thực phẩm hàng ngày đảm bảo đủ chất, đủ lượng. Hàng tuần, hàng tháng kiểm tra vệ sinh nhà ăn để điều chỉnh kịp thời những sự cố có thể xảy ra.
– Ngay từ đầu năm, trường đã tham mưu cử các nhân viên nhà bếp và nhân viên y tế đi dự tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Hàng tháng tiến hành kiểm tra căn tin trường học để phát hiện kịp thời những thực phẩm, hàng hóa độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh.
– Hàng ngày tổ tự quản kiểm tra, giám sát công tác tiếp phẩm, thực phẩm khô có nhãn mác, thời hạn sử dụng để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
– Thực hiện lưu mẫu thức ăn đúng quy định, cập nhật sổ kiểm thực 3 bước đúng quy định.
– Nhắc nhở thực hiện đúng quy trình chế biến bếp ăn một chiều.
– Hợp đồng với công ty cung cấp thực phẩm có đủ cơ sở pháp lý nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Nguồn nước ăn, uống của nhà trường có các chỉ tiêu được kiểm nghiệm đạt Quy chuẩn Việt Nam QCVN: 01/2009/ BYT do Bộ Y tế ban hành. Kết quả kiểm nghiệm do Trung tâm Kiểm nghiệm Bình Dương cấp ngày 21 tháng 9 năm 2018 số: 798/XN-DP và số 799/XN-DP.
6.3. Hoạt động ngoài giờ lên lớp
– Duy trì hát đầu giờ.
– Tập cho học sinh các bài hát mới.
– Tổ chức vui văn nghệ trong các ngày lễ lớn như: Lễ khai giảng, vui hội trăng rằm, 20/11, sơ kết, …
– Tổ chức thi trò chơi dân gian, tuyên truyền giới thiệu sách, Hội khỏe Phù Đổng vòng trường, thể dục giữa giờ,…
– Thực hiện trang trí lớp học, trồng cây xanh tạo không khí trong lành giúp các em học tập tốt hơn.
– Tổ chức thăm hỏi Mẹ Việt Nam Anh Hùng.
– Phát động phong trào Kế hoạch nhỏ thu được 3.500.000 đồng
– Thực hiện tốt các công tác vận động ủng hộ, nhân đạo từ thiện do cấp trên và địa phương tổ chức. Kết quả
+ Mua tăm, chổi ủng hộ người mù với số tiền 6.000.000đồng;
+ Hưởng ứng phong trào “ Sách tặng bạn vùng lũ” thu được 1.520.000 đồng
– Trong học kỳ I vừa qua, trong dịp Lễ Khai giảng năm học mới 2018-2019 nhà trường đã vận động các cơ quan, tổ chức, các mạnh thường quân trên địa bàn và Chi hội Khuyến học của nhà trường tặng 96 suất học bỗng và quà cho học sinh nghèo, cận nghèo và khuyết tật trị giá 26.660.000 đồng. Đã làm hồ sơ hỗ trợ chi phí học tập cho 11 học sinh nghèo, khuyết tật với số tiền 4.400.000 đồng.
6.4. Phòng chống tai nạn thương tích
Tăng cường công tác phòng chống tai nạn thương tích; sơ cứu kịp thời các trường hợp; phân công GV-NV quan sát, theo dõi học sinh vào các giờ ra chơi, kiểm tra phòng chống tai nạn thương tích trong trường và các lớp học: bàn, ghế, quạt, tủ, sân chơi.
Thường xuyên tuyên truyền giáo dục học sinh không chơi các trò chơi nguy hiểm, bạo lực. Nâng cao kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước những tai nạn có thể xảy ra trong cuộc sống.
6.5. Vệ sinh môi trường
Giáo dục học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường qua các việc làm thiết thực gần gũi trong cuộc sống như: Không xả rác bừa bãi trong sân trường, lớp học; không trèo, bẻ cây xanh; tham gia lao động vệ sinh sân trường 3 lần/ tuần/ khối; trồng hoa, cây xanh tạo bóng mát, vẻ đẹp trên sân trường; trang trí lớp học, góc thư viện; tham gia phong trào kế hoạch nhỏ: thu gom rác, giấy có thể tái chế trong sinh hoạt, học tập,…Kết quả quả tất cả các phòng học và các phòng chức năng đều có cây xanh, quét dọn sạch sẽ, hưởng ứng phong trào xây dựng trường học xanh- sạch- đẹp- an toàn các mạnh thường quân đã ủng hộ tiền mua chậu và 9 cây cau góp phần làm đẹp và tăng thêm mảng xanh cho khuôn viên nhà trường với tổng số tiền 11.700.000 đồng.
6.6. An toàn giao thông
– Lồng ghép vào chương trình giảng dạy.
– Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục các em trong các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể, chương trình phát thanh Măng non,…
– Tổ chức cho các em tham gia giao lưu kỹ năng tham gia giao thông an toàn, tìm hiểu Luật giao thông đường bộ.
6.7. Hoạt động Đoàn, Đội – Sao Nhi đồng
– Củng cố các hoạt động của Chi đoàn, Liên đội ngay từ đầu năm học.
– Tổ chức tốt Đại hội Chi đoàn, Đại hội Liên đội đầu năm.
– Xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện trong năm học.
– Kiện toàn các loại hồ sơ sổ sách.
– Duy trì tốt các hoạt động chung.
– Triển khai chương trình rèn luyện Đoàn viên, nhi đồng và đội viên.
– Giáo dục truyền thống của nhà trường, của địa phương, giáo dục đạo đức cho học sinh.
– Tổ chức tốt các hoạt động theo giao ước thi đua.
– Đẩy mạnh hoạt động Đoàn, Đội, Sao Nhi đồng, nâng cao chất lượng sinh hoạt cả về nội dung lẫn hình thức, thực hiện tốt chương trình rèn luyện đội viên.
– Tổng số:
+ Đoàn viên: 8
+ Đội viên: 314/ 174 nữ
+ Thiếu niên: 117/ 41 nữ
+ Sao nhi đồng: 330/141 nữ/ 53 sao.
– Tổ chức sinh hoạt Đội, sinh hoạt sao Nhi đồng thường xuyên 1 buổi/ 1 tuần vào thứ 6 hàng tuần với nhiều hình thức phong phú thu hút đông đảo học sinh tham gia.
6.8. Hoạt động trải nghiệm, sáng tạo
Thực hiện dạy học theo hướng trải nghiệm sáng tạo đã thống nhất với tổ trưởng và các giáo viên soạn, dạy cho học sinh. Giúp các em được trải nghiệm thực tế, vận dụng vào bài học, thực hành ngay trên lớp giúp các em hứng thú học tập, nhớ lâu,…làm vườn rau cho học sinh khối 4,5 cùng trải nghiệm trồng rau; tất cả học sinh các khối lớp trồng, chăm sóc cây cảnh trong và ngoài lớp học; tổ chức lao động vệ sinh môi trường; tổ chức trò chơi dân gian; tổ chức cho học sinh trải nghiệm trang trí lồng đền đẹp trong chương trình “ Vui hội trăng rằm” kết quả có 21 lồng đèn được trang trí và trao giải 5 giải nhất, 5 giải nhì và 5 giải 3 với tổng số tiền là 1.100.000 đồng; tổ chức cho học sinh khối 3,4,5 làm báo tường kết quả có 12 tờ báo tường trang trí đẹp và đúng nội dung, đã trao 3 giải nhất, 3 giải nhì và 4 giải 3 với tổng số tiền 580.000 đồng.
HIỆU TRƯỞNG
Trần Minh Tâm