Y TẾ TRƯỜNG TH PHƯỚC HÒA A TUYÊN TRUYỀN VỀ DỊCH BỆNH SỞI

TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC HÒA A

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI

    Kính thưa quý thầy cô giáo, quý phụ huynh và các em học sinh thân mến!

Cứ mỗi khi thời tiết thay đổi, mưa nắng bất chợt là chúng ta hay bị các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, ho kéo dài,.. Đó là các triệu chứng cơ bản của bệnh đường hô hấp, đường hô hấp chính là nơi nhiều mầm bệnh virut, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập khi chúng ta hít thở có rất nhiều bệnh về đường hô hấp thường gặp như là Sởi, cúm, viêm họng, viêm amidan, tay chân miệng…..

Hàng tuần vào thứ Ba và thứ Sáu y tế Trường TH Phước Hòa A tuyên truyền đến học sinh và phụ huynh về dịch bệnh Sởi, Đậu mùa khỉ qua phát thanh măng non, bảng truyền thông, nhóm Zalo các lớp.

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra. Bệnh lây theo đường hô hấp, từ đường hô hấp của người mắc bệnh hoặc cũng có thể qua tiếp xúc trực tiếp. Mọi người đều có thể bị mắc sởi và dễ lây lan thành dịch, đặc biệt ở trẻ em chưa được tiêm phòng Sởi đầy đủ.

  1. Biểu hiện của bệnh sởi:

–  Sốt cao từ 38,5oC – 40oC, nhức đầu, mệt mỏi..Nôn, trớ…

– Có thể dẫn đến những biến chứng nặng như: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não,… Vài ngày sau, những nốt nhỏ màu trắng xuất hiện trong miệng, đặc biệt là ở hai bên má.

6fd19f91d4a572fb2bb4

  1. Phương thức lây truyền:

 – Bằng đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết của mũi họng bệnh nhân. Đôi khi có thể lây gián tiếp qua những đồ vật mới bị nhiễm các chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân. Bệnh sởi có tính lây truyền cao nhất.

  1. Cách phòng, tránh bệnh Sởi:

 – Giáo dục sức khỏe cộng đồng, nhất là đối với học sinh, phụ huynh cần cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh Sởi để hợp tác với ngành y tế trong việc tiêm vắc xin sởi cho trẻ em.

 – Hãy đưa trẻ đi tiêm phòng ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại sởi mũi 2 và rubella khi trẻ đủ 18 tháng tuổi theo tiêm chủng mở rộng quốc gia tại các trạm y tế.

– Dùng khăn hoặc tay che miệng khi ho, hắt hơi.  Rửa tay trước và sau khi ăn.

– Khuyến khích học sinh đi tiêm phòng ngừa Sởi (nếu chưa) vì đây là biện pháp chủ động để phòng ngừa bệnh Sởi. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cắt móng chân, móng tay gọn gàng. Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào và đảm bảo thông khí thoáng cho nhà ở, phòng học, nơi làm việc, phòng điều trị hàng ngày.

 f4bd31f559c1ff9fa6d0 * Hiện nay bệnh Sởi không có điều trị đặc hiệu vì vậy cần:

– Tăng cường dinh dưỡng để phòng suy dinh dưỡng. Đặc biệt, dùng thêm vitamin A để tránh loét giác mạc, mù mắt. Vệ sinh răng miệng, da, mắt.

– Điều trị triệu chứng: Hạ nhiệt, giảm ho.

– Điều trị các biến chứng: Nếu có bội nhiễm viêm phổi, viêm tai dùng kháng sinh thích hợp.

sk-1269.1

Trả lời